Cho thuê phòng trọ là hạng mục đầu tư bất động sản được nhiều người quan tâm hiện nay. Giống như các hoạt động kinh doanh khác, chủ nhà trọ cũng phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Chính vì thế, đóng thuế là việc không thể bỏ qua khi kinh doanh phòng trọ.Trong bài viết này, The Alpha Residence sẽ giải đáp thắc mắc đầu tư cho thuê phòng trọ cần phải đóng những loại thuế nào? Giúp bạn tối ưu hóa lợi nhuận và đầu tư cho thuê phòng trọ thành công.
Cho thuê phòng trọ có cần đăng ký kinh doanh không?
Theo Luật Doanh nghiệp năm 2020, Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Khoản 2, Điều 79 quy định những ngành nghề mà bạn có thể kinh doanh mà không cần phải đăng ký gồm có 06 loại sau đây:
– Hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, và sản xuất muối của hộ gia đình.
– Kinh doanh hàng rong hoặc kinh doanh quà vặt.
– Buôn bán hàng hóa từ cửa khẩu.
– Kinh doanh lưu động hoặc kinh doanh thời vụ.
– Cung cấp dịch vụ với thu nhập thấp.
Kinh doanh phòng trọ không thuộc một trong những trường hợp trên đây. Do đó, để đảm bảo tuân thủ đúng pháp luật và tối ưu hóa hoạt động trong thị trường, chủ nhà trọ cần phải có giấy phép kinh doanh.
Ngoài ra, hiện tại, quy định pháp luật không đề cập cụ thể về số lượng căn phòng trọ cần thiết để đăng ký kinh doanh. Vì vậy, khi bạn bắt đầu hoạt động kinh doanh nhà trọ, bạn nên xem xét việc đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá nhân. Dựa trên quy định pháp luật hiện hành, bất kể quy mô và doanh thu của bạn có nhỏ hay lớn, việc đăng ký kinh doanh hoặc tạo hồ sơ xin giấy phép kinh doanh phòng trọ vẫn là bước cần thiết.
Đầu tư cho thuê phòng trọ phải đóng những loại thuế nào?
Theo quy định tại khoản 25, Điều 4 của Thông tư 219/2013/TT-BTC, ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2013. Việc đóng thuế cho thuê nhà ở hoặc phòng trọ đối với cá nhân hoặc doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào mức doanh thu hàng năm. Nếu mức doanh thu hàng năm dưới một trăm triệu đồng, thì không cần phải nộp thuế. Tuy nhiên, nếu doanh thu từ hoạt động cho thuê nhà trọ, căn hộ vượt quá một trăm triệu đồng, cá nhân hoặc doanh nghiệp cho thuê sẽ phải chịu thuế.
1. Thuế môn bài
Theo quy định tại khoản 1 của Điều 3 trong Nghị định 139/2016/NĐ-CP, cá nhân cho thuê phòng trọ có doanh thu dưới 100 triệu/năm sẽ được miễn phí môn bài. Trường hợp cá nhân có doanh thu trên 100 triệu/năm mới phải nộp lệ phí môn bài.
Theo đó, mức thu lệ phí môn bài dựa trên doanh thu hàng năm từ hoạt động cho thuê nhà (theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Nghị định 139/2016/NĐ-CP, được sửa đổi và bổ sung bởi điểm a khoản 2 Điều 1 của Nghị định 22/2020/NĐ-CP). Cụ thể, mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân cho thuê nhà trọ được tính như sau:
– Doanh thu trên 500 triệu/năm: Mức thuế môn bài là 1 triệu đồng.
– Doanh thu từ 300 – 500 triệu/năm: Mức thuế môn bài là 500.000 đồng.
– Doanh thu từ 100 – 300 triệu/năm: Mức thuế môn bài là 300.000 đồng.
Lưu ý, nếu doanh thu từ việc cho thuê nhà được phát sinh trong 6 tháng đầu năm, cá nhân hoặc hộ kinh doanh sẽ phải nộp thuế cho cả năm. Tuy nhiên, đối với hợp đồng thuê nhà bắt đầu từ 6 tháng cuối năm (từ ngày 1/7 trở đi), mức thuế môn bài phải nộp chỉ bằng 50% của số tiền thuế môn bài của cả năm.
Ví dụ, nếu bạn bắt đầu kinh doanh cho thuê nhà vào tháng 9 và doanh thu trung bình ước tính là 150 triệu đồng/năm. Mức thuế môn bài bạn cần nộp sẽ được tính như sau: (300.000) x (1/2) = 150.000 đồng.
2. Thuế giá trị gia tăng
Cá nhân thực hiện hoạt động cho thuê nhà phải tuân thủ quy định về thuế giá trị gia tăng theo Luật Thuế giá trị gia tăng 2008. Theo quy định tại khoản 2 của Điều 4 trong Thông tư 40/2021/TT-BTC, cá nhân cho thuê nhà trọ sẽ phải chịu thuế giá trị gia tăng nếu có doanh thu trên 100 triệu đồng trong năm dương lịch.
Việc điều chỉnh cụ thể này được quy định rõ trong Phụ lục I của Danh mục ngành nghề tính thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân. Nó được tính dưới dạng tỷ lệ phần trăm trên doanh thu đối với hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh. Theo quy định này, mức thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động cho thuê nhà là 5%.
Dựa trên quy định trên, số tiền thuế giá trị gia tăng mà cá nhân cho thuê nhà cần nộp sẽ được tính như sau:
– Số tiền thuế giá trị gia tăng phải nộp = Doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng x 5%.
3. Thuế thu nhập cá nhân
Cá nhân đầu tư kinh doanh cho thuê phòng trọ được xem như đang tiến hành hoạt động cho thuê tài sản. Khi họ có thu nhập từ hoạt động này, họ phải tuân thủ quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007. Theo quy định tại khoản 2 của Điều 4 trong Thông tư 40/2021/TT-BTC, cá nhân cho thuê nhà sẽ phải chịu thuế thu nhập cá nhân nếu doanh thu từ hoạt động này đạt trên 100 triệu đồng trong năm dương lịch.
Theo đó, mức thuế thu nhập cá nhân được điều chỉnh cụ thể trong Phụ lục I của Danh mục ngành nghề tính thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân, theo tỷ lệ phần trăm trên doanh thu đối với hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh. Thông tin chi tiết về mức thuế suất này được ghi trong Thông tư 40/2021/TT-BTC. Theo quy định này, mức thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động cho thuê nhà là 5%.
Dựa trên quy định trên, số tiền thuế thu nhập cá nhân mà cá nhân cho thuê nhà cần nộp sẽ được tính như sau:
– Số tiền thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Doanh thu chịu thuế thu nhập cá nhân x 5%.
Một số câu hỏi thường gặp về việc đóng thuế cho thuê phòng trọ
Hãy cùng https://bds123.vn/ phân tích và giải đáp những câu hỏi thường gặp khi nộp thuế cho thuê nhà trọ.
1. Bao nhiêu phòng trọ thì phải đóng thuế?
Nhiều người thường đặt câu hỏi không biết về việc cần phải đăng ký kinh doanh khi cho thuê bao nhiêu phòng trọ. Hiện tại, vẫn chưa có quy định cụ thể nào về số lượng phòng trọ cần cho thuê hoặc xây dựng bao nhiêu phòng trọ thì phải đăng ký kinh doanh.
Tuy nhiên, theo quy định của Luật Kinh doanh 2020 hiện đang có hiệu lực. Việc đăng ký kinh doanh không phụ thuộc vào số lượng phòng trọ mà bạn cho thuê. Điều quan trọng là nếu bạn tham gia vào bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, bạn cần phải thực hiện đăng ký kinh doanh. Và việc cho thuê phòng trọ cũng không ngoại lệ. Điều này có nghĩa là bạn cần phải đăng ký kinh doanh cho hoạt động cho thuê phòng trọ của mình, bất kể số lượng phòng trọ bạn đang quản lý.
2. Ai là người phải nộp thuế cho thuê phòng trọ?
Theo hướng dẫn từ công văn 2994/TCT-TNCN ngày 24/7/2015 của Tổng cục Thuế, quy định về việc đóng thuế cho hoạt động cho thuê tài sản được xác định như sau:
– Cá nhân hoặc đại diện tổ chức cho thuê tài sản: Trong trường hợp cá nhân hoặc người đại diện của tổ chức cho thuê tài sản, họ phải tự mình khai báo thuế và trực tiếp đóng thuế liên quan đến hoạt động cho thuê.
– Người thuê: Nếu trong hợp đồng cho thuê có quy định về việc người thuê phải đóng thuế. Khi đó người thuê sẽ chịu trách nhiệm đóng thuế theo những điều khoản quy định trong hợp đồng.
3. Cho thuê nhà trọ mà không đăng ký kinh doanh có bị phạt không?
Nhiều người thường đặt câu hỏi liệu họ có bị phạt nếu không đăng ký kinh doanh cho hoạt động cho thuê phòng trọ. Theo Điều 62 của quy định hiện hành, nếu bạn cho thuê phòng trọ với mục tiêu kinh doanh mà không thực hiện đăng ký kinh doanh hoặc không có giấy phép kinh doanh, thì bạn sẽ bị áp đặt mức phạt trong khoảng từ 5 – 10 triệu đồng (đối với cá nhân).
Hơn nữa, sau khi bị áp đặt mức phạt, bạn cũng sẽ phải tuân thủ yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để thực hiện việc đăng ký kinh doanh và thành lập hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với hoạt động kinh doanh đó. Điều này nhằm đảm bảo bạn tuân thủ đúng quy định của pháp luật và thực hiện hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp và có hiệu quả.
4. Nộp hồ sơ khai thuế ở đâu?
Quá trình nộp hồ sơ khai thuế khi bạn là chủ kinh doanh phòng trọ được tiến hành tại các địa điểm sau đây:
– Nộp tại Chi cục Thuế cư trú: Bạn cần nộp hồ sơ khai thuế tại Chi cục Thuế nơi bạn đang cư trú.
– Nếu có hợp tác kinh doanh ủy quyền cho tổ chức khai thuế: Trong trường hợp bạn chọn hợp tác với tổ chức hoặc đơn vị khác để ủy quyền cho họ thực hiện việc khai thuế và nộp thuế thay mặt. Tổ chức này sẽ thực hiện quy trình khai thuế và nộp thuế tại cơ quan quản lý thuế.
5. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế và đóng thuế?
Về vấn đề thời hạn nộp hồ sơ khai thuế trong hoạt động cho thuê phòng trọ:
– Khai thuế 1 lần theo năm: Nếu bạn là chủ nhà và chọn khai thuế 1 lần trong năm, thì thời hạn cuối cùng để nộp hồ sơ là vào ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch (thường là ngày 31/3).
– Khai thuế theo kỳ hạn thanh toán: Trong trường hợp bạn chọn khai thuế theo kỳ hạn thanh toán, thì thời hạn cuối cùng để nộp hồ sơ là vào ngày thứ 30 của quý tiếp theo sau quý bắt đầu hoạt động cho thuê.
– Trường hợp có thỏa thuận nộp thuế bên đi thuê: Nếu trong hợp đồng thuê nhà có thỏa thuận rõ ràng về việc bên đi thuê sẽ nộp thuế thay chủ nhà, thì doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh tế đi thuê sẽ có trách nhiệm thực hiện việc khấu trừ, khai thuế và nộp thuế thay bạn. Trong đó bao gồm cả thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Tất nhiên bạn sẽ không phải tự thực hiện quy trình này.
Trên đây là những loại thuế phải nộp khi đầu tư cho thuê phòng trọ mà The Alpha Residence đã tổng hợp. Mong rằng với những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về kinh doanh nhà trọ. Nếu bạn có nhu cầu tìm thuê nhà trọ giá rẻ ưu đãi, vui lòng truy cập tại: https://bds123.vn/cho-thue-phong-tro-nha-tro.html.